Chuyên gia giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về sữa mẹ

Sữa mẹ được tạo ra như thế nào? Sữa mẹ như thế nào là tốt? Sữa mẹ loãng có đủ chất không? Cách nhận biết sữa mẹ hỏng? Đây là những thắc mắc thường gặp của các bà mẹ đang cho con bú về sữa mẹ. Mọi băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Sản phụ khoa

Sữa mẹ hình thành từ tháng thứ 7 của thai kỳ
Sữa mẹ hình thành từ tháng thứ 7 của thai kỳ

Sữa mẹ được hình thành như thế nào?

Mẹ có biết sữa mẹ được tạo ra như thế nào không? Đó là một cơ chế khoa học và vô cùng kỳ diệu đấy.

Tuyến sữa sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Lúc này, tuyến vú của mẹ sẽ tạo ra một lượng sữa non nhất định. Lượng sữa này được dự trữ trong bầu ngực mẹ để chờ ngày bé chào đời. Sữa non có màu vàng, đặc dính, chứa rất nhiều dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên. Vì thế, mẹ đừng quên cho con bú ngay khi vừa sinh nhé.

Sau khi bé chào đời, phần nhau thai của mẹ bong ra, tuyến sữa được kích thích sản xuất sữa ngày một nhiều và loãng hơn.

Sữa mẹ được hình thành trên cơ chế phản xạ nội tiết. Phản xạ này xảy ra khi bé bú và mút đầu ti mẹ. Khi đó, các nơron thần kinh sẽ truyền thông điệp đến não bộ, kích thích phản xạ tạo sữa và sữa sẽ được tiết ra.

Sữa mẹ hình thành trên cơ chế phản xạ nội tiết
Sữa mẹ hình thành trên cơ chế phản xạ nội tiết

Sữa mẹ có màu gì?

Sữa mẹ có màu gì? Màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Sữa mẹ màu vàng có tốt không? Các mẹ sẽ có rất nhiều thắc mắc về màu sữa. Và thực tế, sữa mẹ không chỉ có một màu. Màu sắc và mùi của sữa mẹ phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Thực phẩm mẹ ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của sữa.

Sữa mẹ được chia ra làm 2 giai đoạn là sữa non và sữa già. Mỗi loại sữa lại có màu sắc khác nhau:

Sữa non

Sữa non có màu gì? Sữa non có màu vàng đục, được dự trữ trong bầu ngực mẹ từ tháng thứ 7 dành cho bé bú ngay sau khi sinh. 

Sữa già

Từ ngày thứ 10 sau khi sinh em bé, sữa già sữa bắt đầu xuất hiện. Sữa già thường có màu trắng đục như sữa gạo và chia làm 2 loại:

  • Sữa đầu: Đây là loại sữa được tiết ngay từ đầu khi bé bú. Sữa thường loãng hơn và không có nhiều vitamin với tác dụng chính là giúp bé giải khát.
  • Sữa cuối: là loại sữa đặc, thơm, chứa nhiều dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện nhất.


Màu sắc sữa mẹ biến đổi theo giai đoạn và chế độ ăn
Màu sắc sữa mẹ biến đổi theo giai đoạn và chế độ ăn

Ngoài ra, màu sắc của sữa còn biến đổi theo thực phẩm mẹ ăn:

  • Sữa mẹ màu hồng khi ăn các thực phẩm có màu đỏ như rau dền, thanh long đỏ…
  • Sữa mẹ màu vàng cam do mẹ ăn các thực phẩm có màu vàng như bí ngô, cà rốt…
  • Sữa mẹ màu xanh non khi dùng các thực phẩm có màu sắc tương tự như rong biển…
Xem thêm: sữa dành cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ như thế nào là tốt?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi sữa mẹ như thế nào là tốt. Sữa mẹ được coi là sữa tốt khi mẹ hoàn toàn khoẻ mạnh, ăn uống đủ chất, lượng sữa tiết ra đủ cho bé bú no và bé tăng cân đều. 

Sữa mẹ như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ?
Sữa mẹ như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ?

Mẹ cần lưu ý khi sữa có màu sắc bất thường như trong những trường hợp dưới đây:

  • Sữa có màu trắng, vón cục: Sữa mẹ bị vón cục trong một thời gian ngắn thì rất có thể mẹ đang bị viêm tuyến vú ở thời kỳ đầu. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiếp tục cho con bú.
  • Sữa ngả màu đục, xám: Sữa ngả màu đục, xám là do mẹ đang uống quá nhiều thuốc kháng sinh. Mẹ không nên cho bé bú và cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Làm thế nào để sữa mẹ đặc và thơm?

Sữa mẹ loãng có đủ chất không? Sữa mẹ như thế nào là đặc? Sữa mẹ màu vàng có tốt không? Thực tế, sữa mẹ đặc hay loãng đều rất tốt. Sữa mẹ loãng là sữa đầu, sữa mẹ đặc là sữa cuối. Cả hai loại sữa này có chức năng riêng và đều cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Sữa màu vàng chính là sữa non của mẹ, chứa rất nhiều dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên.

Để có nguồn sữa chất lượng nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm chất. Vậy làm sao cho sữa mẹ đặc? Mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm giúp chất lượng sữa tốt hơn như cà rốt, thì là, nước bồ công anh, nước gaọ lứt, rau ngót, lá đinh lăng, bí ngô...

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Chất lượng sữa mẹ theo thời gian sẽ bị biến đổi. Mẹ không nên cho bé bú khi sữa có những dấu hiệu như:

  • Sữa có mùi tanh, chua, khó chịu, không được thơm dịu
  • Sữa bị nổi váng: váng sữa trôi nổi trên bề mặt, dù lắc vẫn tách biệt hẳn với lớp sữa
  • Bé có biểu hiện lạ như không chịu bú, quấy khóc...

Trong thời gian cho con bú, mẹ sẽ không tránh khỏi những thắc mắc và lo lắng về chất lượng sữa. Hy vọng, bài viết đã giải đáp được một số thắc mắc về sữa mẹ cho các chị em. Mẹ nhớ ăn uống đầy đủ và giữ gìn sức khoẻ để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho con nhé!

Xem thêm: Mẹ cho con bú không nên ăn gì