Mẹ cho con bú không nên ăn gì? - 8 thực phẩm gây mất sữa
Mẹ cho con bú không nên ăn gì? Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng về thực phẩm mẹ kiêng và nên ăn khi đang cho con bú.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến bé như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến bé như thế nào?
Trong thời gian cho con bú, các chất dinh dưỡng được hấp thu từ thực phẩm mẹ dùng sẽ được ưu tiên chuyển hóa thành sữa cho con. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng sữa cho con.
Lượng sữa sẽ tiết ra ít hơn nếu mẹ vô tình ăn những thực phẩm gây mất sữa. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, khẩu phần ăn không đảm bảo sẽ khiến sữa bị thiếu vitamin và khoáng chất. Trẻ bị thiếu chất trong những tháng đầu đời sẽ phát triển chậm hơn về thể chất và trí tuệ.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể cho con. Chế độ dinh dưỡng khoa học của mẹ sẽ giúp phòng tránh bệnh cho con. Khi được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa chất lượng, trẻ sẽ có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh và phát triển toàn diện hơn.
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú
Mẹ đang cho con bú nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ cần bổ sung đầy đủ những chất sau:
- Protein: lượng đạm cần thiết là trên 28g/ngày, tương đương với 100g thịt bò, 120g ức gà, 4 quả trứng.
- Chất béo: chất béo có trong các loại hạt, cá biển, thịt gà, lòng đỏ trứng gà...
- Vitamin và khoáng chất: bổ sung vitamin và khoáng chất qua trái cây và rau xanh trong mỗi bữa ăn.
- Sắt: bổ sung sắt từ các thực phẩm giàu sắt như: gan, thịt bò, thịt gà, hải sản vỏ cứng, trứng, một số loại đậu và rau sẫm màu...
- Canxi: canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, bơ...
- Nước: thành phần chính của sữa là nước. Mẹ cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Xem thêm: sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh
Mẹ cho con bú không nên ăn gì?
Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì? Phụ nữ sau sinh kiêng gì? Sau sinh cần kiêng những gì? Mẹ cho con bú không nên kiêng khem quá mức. Tuy nhiên, mẹ nên tránh một số thực phẩm có thể gây dị ứng và mất sữa.
Các thực phẩm gây dị ứng
- Mẹ nên liệt kê danh sách những thực phẩm mà mình bị dị ứng để tránh. Những thực phẩm này có thể không gây dị ứng cho con nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Khi đó, lượng sữa mẹ tiết ra có thể sẽ ít đi và không đảm bảo dinh dưỡng cho con.
- Theo dõi và ghi nhớ những thực phẩm khiến con bị dị ứng: Và ngược lại, một số thực phẩm không gây dị ứng ở mẹ nhưng lại khiến con bị nổi mụn, nôn trớ nhiều, quấy khóc... Mẹ cần ghi nhớ và tránh ăn những thực phẩm này trong thời gian cho con bú.
Điểm danh 8 nhóm thực phẩm gây mất sữa
Mẹ sau sinh kiêng ăn gì để không bị mất sữa? Kiêng gì sau sinh để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con? Đây là những mối băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay. Để giải đáp câu hỏi này, các chuyên gia đã đưa ra list những thực phẩm mà mẹ cần hạn chế sử dụng bao gồm:
Các loại rau gia vị
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các loại gia vị như lá lốt, mùi tây, bạc hà, tỏi, ớt ảnh hưởng đến sữa mẹ. Nhưng thực tế, một số trường hợp đã bị giảm sữa hoặc mất sữa sau khi ăn những loại rau này. Bên cạnh đó, các loại gia vị có tính nóng như tỏi, ớt có thể khiến con bị mụn nhọt. Vì vậy, mẹ nên hạn chế sử dụng gia vị trong khẩu phần ăn.
Thực phẩm chứa độc tố
Mẹ sau sinh nên kiêng gì? Mẹ mới sinh cần tránh tuyệt đối những thực phẩm chứa độc tố như dưa cà muối xổi và các loại măng.
Một số loại rau quả tính hàn
Các loại rau củ có tính hàn như khổ qua, bắp cải, lá dâu tằm sẽ khiến mẹ bị tổn thương tỳ vị. Việc này ảnh hưởng đến sự vận hành của máu và dinh dưỡng, khiến lượng sữa tiết ra cũng bị giảm xuống.
Thực phẩm chứa cafein
Cafein sẽ khiến mẹ mất ngủ, đau đầu, gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Không những thế, cafein theo sữa mẹ đi vào cơ thể con, sẽ làm bé khó ngủ, bứt rứt, quấy khóc.
Đồ uống có cồn và ga
Trước khi cho con bú 4 giờ đồng hồ, nếu người mẹ uống 1 ly bia, rượu hoặc nước ngọt có ga thì lượng sữa tiết ra sẽ bị giảm 20% so với bình thường. Bé bú phải sữa mẹ có chứa cồn và ga cũng sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Điển hình là sự phát triển các kỹ năng vận động thô chậm hơn trẻ khác.
Mì tôm
Mì tôm chứa rất nhiều hương liệu, chất phụ gia, carbohydrate và chất béo nên rất có hại cho cơ thể. Nếu mẹ thường xuyên ăn mì tôm, lượng sữa tiết ra sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con.
Đồ chiên rán
Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì? Mẹ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nguyên nhân là do chế độ ăn này sẽ khiến các phân tử béo đông lại, làm tắc ống dẫn sữa, dẫn đến tắc sữa.
Mẹ cho con bú nên ăn gì?
Thực phẩm giúp phục hồi vết thương sau sinh nhanh
Mẹ đang cho con bú nên ăn gì để phục hồi vết thương nhanh? Những thực phẩm giúp mẹ rút ngắn thời gian phục hồi vết thương sau sinh bao gồm:
- Nước: Đảm bảo ít nhất 2 lít mỗi ngày
- Các loại thịt đỏ giàu đạm và sắt: Thịt bò, thịt lợn nạc, cá hồi
- Thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây tươi, rau xanh
- Thực phẩm giàu canxi và lợi khuẩn: Sữa và các chế phẩm từ sữa.
Xem thêm: Mới sinh nên ăn gì
Điểm danh 10 thực phẩm “gọi sữa về” cho mẹ sau sinh
Phụ nữ cho con bú nên ăn gì để nhiều sữa? Sau đây là những thực phẩm tốt cho sữa mẹ:
- Thịt lợn nạc: Thịt lợn nạc chứa nhiều dinh dưỡng, ít chất béo, dễ tiêu hóa cho cả mẹ và con.
- Thịt bò thăn: Thịt bò thăn giúp mẹ có lượng sữa dồi dào, bổ sung sắt, vitamin mà không lo tăng cân.
- Rau ngót: Giàu sắt, lợi sữa, nhiều vitamin và chất xơ
- Khoai lang: Mẹ có thể ăn lá và củ khoai lang giúp nhuận tràng, lợi sữa, giảm cân
- Ngó sen: Giúp phục hồi sức khỏe, nhuận tràng, lợi sữa, giảm cân tốt
- Chuối: Giúp thon gọn vóc dáng, lợi sữa cho mẹ
- Hoa chuối: Lợi sữa, giảm cân
- Các loại đậu: Kích thích sự phát triển của tuyến vú, tăng lượng sữa dồi dào
- Đu đủ chín: Bổ sung vitamin, magie, sắt và kẽm
- Quả sung: Giúp nhuận tràng, lợi sữa.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được mọi thắc mắc của chị em như: mẹ cho con bú không nên ăn gì? Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Bà đẻ kiêng gì? Chúc các mẹ ăn uống ngon miệng và luôn nhiều sữa cho con!