Không lo con đói với cách tính lượng sữa cho bé chuẩn chỉnh

Dù là lần đầu làm mẹ hay đã có mấy thiên thần nhỏ, các mẹ vẫn thường băn khoăn lượng sữa cho bé thế này đã đủ chưa? Con có bị đói không? Dưới đây là công thức tính lượng sữa cho bé chính xác nhất theo tháng tuổi và cân nặng mà mẹ có thể áp dụng ngay.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu là đủ?
Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu là đủ?
Xem thêm: Sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Công thức tính lượng sữa cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

Công thức này sẽ giúp mẹ không phải lăn tăn suy nghĩ xem trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu là đủ? Con có bị thiếu sữa không? Đồng thời, nó còn giúp mẹ biết được con có đang bị biếng ăn so với trẻ cùng tuổi không.

Về cơ bản, công thức tính lượng sữa cho bé sơ sinh ở tất cả các tháng tuổi giống nhau. Nhưng trong mỗi giai đoạn, bé cần lượng sữa trung bình cho 1 kg trọng lượng cơ thể khác nhau. Mẹ cần chú ý chi tiết này để tính chính xác nhất nhé. Dưới đây là công thức cụ thể cho từng giai đoạn.

Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần lượng sữa trung bình là: 150ml/kg trọng lượng cơ thể.
  • Công thức tính: (cân nặng của bé x 150ml)/30 x 29,57 = lượng sữa bé cần ăn trong một ngày. Đây là công thức tính theo OZ nên phải nhân thêm với 29,57 để ra lượng ml (1oz=29,57ml).
  • Ví dụ: Bé nặng 4kg = (4x 150)/30x 29,57 = 591,4. Như vậy, bé có cân nặng 4kg và dưới 1 tháng tuổi sẽ cần 600ml sữa mỗi ngày.
  • Trung bình một ngày, mẹ có thể cho bé bú từ 9-11 bữa. Để tính lượng sữa trẻ sơ sinh bú mỗi lần, mẹ chỉ cần lấy tổng lượng sữa chia cho số bữa là được.

Công thức tính lượng sữa cho bé từ 2-6 tháng tuổi

  • Trẻ từ 2-6 tháng tuổi cần lượng sữa trung bình là 120ml/kg trọng lượng cơ thể.
  • Công thức tính: (cân nặng x 120ml)/30 x 29,57= lượng sữa bé bú mẹ trong một ngày.
  • Số bữa bú hàng ngày có thể giảm xuống từ 6-8 bữa.

Công thức tính lượng sữa cho bé từ 6-12 tháng

  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần lượng sữa trung bình khoảng 110ml/kg trọng lượng cơ thể.
  • Công thức tính: (cân nặng x 110ml)/30 x 29,57= lượng sữa (ml) bé ăn trong một ngày.
  • Bé ở độ tuổi này đã bắt đầu ăn dặm. Tùy vào số lượng bữa ăn dặm mà mẹ chia cữ bú của trẻ sơ sinh sao cho hợp lý. Mẹ nên duy trì cho bé ăn 5-6 bữa mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày?
Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày?

Bảng lượng sữa theo từng tháng cho bé từ 0-12 tháng tuổi

Tính lượng sữa cho bé theo công thức sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo bảng lượng sữa bú của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi đã được tính sẵn dưới đây nhé.

Bảng ml sữa chuẩn cho bé sơ sinh
Bảng ml sữa chuẩn cho bé sơ sinh

3 điều mẹ cần tránh khi cho con bú

Chỉ cho con bú một bên

Chỉ cho con bú một bên sẽ khiến ngực mẹ mất cân xứng rõ rệt. Bên ngực còn lại không được thường xuyên bú mút sẽ tiết sữa ít dần và có thể dẫn đến mất sữa.

Nếu bé không chịu bú đều 2 bên, mẹ có thể vắt sữa ở bên còn lại ra bình rồi cho bé bú. Hoặc mẹ có thể “đánh lừa” bé bằng cách đặt bé vào bên bầu ngực mà con thích, sau đó nhẹ nhàng chuyển bé sang bầu bên kia. Mẹ lưu ý cần làm thật nhanh trước khi bé kịp phát hiện nhé!

Mẹ không nên chỉ cho con bú một bên
Mẹ không nên chỉ cho con bú một bên

Để con cắn ti mẹ

Khi có răng, bé thường xuyên cắn ti mẹ và dễ dẫn đến trầy xước và viêm nhiễm. Lúc này, mẹ không nên phản ứng quá mạnh mà hãy nhẹ nhàng đặt bé xuống và nói với bé rằng: "Con đang làm mẹ đau đấy". Nếu bé vẫn tiếp tục, mẹ có thể rời đi vài phút rồi quay lại cho bé bú tiếp.

Không kiểm soát lượng sữa khiến bé bị ngạt

Sữa chảy quá nhanh sẽ khiến bé bị sặc và ngạt. Mẹ có thể kiểm soát dòng chảy của sữa bằng cách đặt bàn tay lên ti và ấn ngược về phía ngực. Cách này sẽ giúp dòng sữa chảy chậm lại.

Hy vọng với công thức tính lượng sữa cho bé đã được chia sẻ ở trên, mẹ đã không còn băn khoăn với các câu hỏi như: trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa là đủ, trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, liều lượng sữa cho trẻ sơ sinh… Lượng sữa cho bé mỗi ngày không cần chính xác tuyệt đối như theo công thức. Nếu bé ăn ít hoặc nhiều hơn một chút thì cũng không cần quá lo lắng các mẹ nhé!

Xem thêm: Sữa mẹ như nào là tốt